PHẦN MỀM BẢO HIỂM XÃ HỘI
Thủ tục làm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… phức tạp đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Tham khảo ngay dịch vụ làm BHXH tại Á Châu.
Nội dung chính
- Bảng giá trọn gói dịch vụ làm bảo hiểm xã hội (BHXH)
- Quy trình, thủ tục làm bảo hiểm xã hội
- Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp
- Mức xử phạt vi phạm chậm nộp BHXH, BHYT, BHTN của doanh nghiệp
- Các câu hỏi thường gặp
BẢNG GIÁ BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH)
Chọn lựa dịch vụ đóng bảo hiểm xã hội tại Á Châu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Phần mềm BHXH BKAV I-van | |||
Thời hạn | 1 năm | 2 năm | 3 năm |
Giá trước thuế | 453.636 | 809.091 | 1.172.727 |
VAT (10%) | 45.364 | 80.909 | 117.273 |
Tổng thanh toán | 499.000 | 890.000 | 1.290.000 |
- Giảm 30% cho khách hàng đăng ký mới
- Giảm 40% cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ khác của chúng tôi
QUY TRÌNH, THỦ TỤC LÀM BẢO HIỂM XÃ HỘI
Nhìn chung, hồ sơ cần chuẩn bị để làm BHXH không quá phức tạp nhưng quy trình thực hiện lại gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đầu tiên, bạn cần xác định doanh nghiệp thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau:
1. Trường hợp 1 – Doanh nghiệp mới thành lập
Bước 1: Gửi hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm để lấy mã đơn vị, hồ sơ bao gồm:
- Bản sao công chứng GPKD;
- Tờ khai đơn vị tham gia BHXH TK3 – TS.
Bước 2: Làm thủ tục báo tăng/giảm lao động
- HĐLĐ và bảng lương nhân viên;
- Thông tin nhân viên báo tăng/giảm;
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH TK1 – TS.
2. Trường hợp 2 – Doanh nghiệp đã hoạt động, đã có mã đơn vị: Chỉ cần làm thủ tục báo tăng/giảm lao động.
Tùy vào từng cơ quan BHXH mà thời gian kiểm duyệt hồ sơ khoảng 5 – 15 ngày. Vậy nên, sử dụng dịch vụ đăng ký BHXH tại Á Châu, bạn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian chuẩn bị và đi lại nộp hồ sơ.
Để tìm hiểu chi tiết cách làm bảo hiểm xã hội, bạn có thể tham khảo theo các đường dẫn sau:
- Thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội;
- Thủ tục và các bước kê khai báo tăng, báo giảm BHXH điện tử (qua mạng);
- Thủ tục chốt sổ BHXH và hình thức nộp hồ sơ báo chốt BHXH.
QUY ĐỊNH MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Trên tổng mức lương tham gia BHXH thì doanh nghiệp và người lao động sẽ đóng BHXH theo tỷ lệ sau:
- Người lao động phải đóng BHXH: 10.5%
- Doanh nghiệp phải đóng BHXH: 21.5%
Doanh nghiệp có thể đóng BHXH theo các cách sau:
- Theo tháng: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng;
- Theo quý hoặc 6 tháng/lần: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của kỳ đóng.
Lưu ý: Với cách đóng theo quý hoặc 6 tháng/lần chỉ áp dụng cho doanh nghiệp/HTX/HKD cá thể… đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp trả lương theo sản phẩm/theo khoán.
MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM CHẬM NỘP BHXH, BHYT, BHTN CỦA DOANH NGHIỆP
Theo Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ/CP ngày 01/03/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH như sau:
Lỗi vi phạm |
Mức phạt |
Không công khai đóng BHXH do cơ quan BHXH cung cấp; không xác nhận việc đóng BHXH để người lao động làm hồ sơ lãnh trợ cấp thất nghiệp; không cung cấp hoặc cung cấp sai, thiếu thông tin về việc đóng BHXH bắt buộc | 500.000 – 1.000.000 đồng |
Không cung cấp đúng và đủ các thông tin hồ sơ liên quan đến việc đóng và nhận BHXH theo quy định nhà nước | 5.000.000 – 10.000.000 đồng |
Chậm đóng, đóng không đúng mức quy định hoặc không đúng, không đủ đối tượng tham gia BHXH (nhưng không phải trốn đóng) | 12% – 15% tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm
(Tối đa không quá 75.000.000 đồng) |
Không đóng BHXH, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH, BHTN (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) | 18% – 20%tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm
(Tối đa không quá 75.000.000 đồng) |
Trốn đóng BHXH, BHTN (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) | 50.000.000 – 75.000.000 đồng
|